CAO XẠ ĐEN TUYẾT NHI – MÓN QUÀ CHO SỨC KHỎE

Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là một huyện miền núi có điều kiện khi hậu tự nhiên và đất đai thích hợp với nhiều loại cây dược liệu quý như: Xạ đen, xạ vàng, ba kích, địa liền, cà gai leo … Từ lâu cây xạ đen được người Mường sử dụng trong những bài thuốc điều trị ung thư, nổi bật là bài thuốc của lương y Bùi Thị Bẻn. Tuy nhiên những công dụng của cây xạ đen chỉ được lưu truyền trong dân gian và không nhiều người biết đến cũng như chưa được khoa học chứng minh. Phải đến Năm 1987 khi đoàn bác sĩ học viện quân y do giáo sư TSKH Lê Thế Chung – Chủ tịch hội ung thư TP Hà Nội dẫn đầu đến Hòa Bình để khảo sát, sưu tầm các cây thuốc nam, cây xạ đen mới được đưa về phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Sau nhiều lần thực nghiệm trên động vật các bác sĩ thấy rằng, trong cây xạ đen có chứa các hoạt chất gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính.

Nhận thấy giá trị của cây dược liệu nói chung cây xạ đen nói riêng cùng với sự cạn kiệt của nguồn dược liệu tự nhiên. Tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định số: 3119/QĐ-UBND ban hành ngày 28 /12/ 2018 về việc lập quy hoạch vùng trồng dược liệu. Với mục tiêu phát triển cây dược liệu nhằm bảo tồn các nguồn gen quý, xây dựng các vùng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Tính đến nay diện tích quy hoạch ước tính khoảng 8.000 – 9.000 ha, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất dược liệu tại địa phương cũng như các vùng lân cận. Thế nhưng khi đã mở rộng vùng trồng bà con lại gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Đứng trước những khó đó cùng với sự am hiểu về các cây dược liệu của một người Mường được truyền lại từ cha ông, chị Nguyễn Ánh Tuyết đã mạnh dạn đứng ra thu mua các cây dược liệu như xạ đen, cà gai leo … giúp ổn định giá thành bà con yên tâm canh tác. Trong quá trình thu mua chị Tuyết thấy rằng dược liệu khô thường bị mốc do thời tiết ẩm, làm giảm chất lượng của sản phẩm đồng thời chưa thuận tiện cho khách hàng sử dụng. Chị Tuyết quyết tâm tìm một giải pháp mới hữu hiệu hơn, vừa nâng cao giá trị của cây xạ đen ở địa phương, vừa tăng khả năng tiếp cận các bài thuốc y học người Mường xưa đến với khách hàng.

Năm 2020 sau khi học xong trung cấp y sĩ y học cổ truyền, chị trở về quê hương vận dụng những kiến thức học ở trường kết hợp với những bài thuốc dân gian của người Mường chị đã chế biến thành công cao xạ đen (bài thuốc được in trên tạp chí Đông Y – Hội đông y Việt Nam). Cao xạ đen Tuyết Nhi cô đặc có dạng sệt, mùi thơm đặc trưng rất dễ dùng, tiện lợi và được đánh giá cao tại hội thảo “Báo cáo kết quả sau khảo sát vùng trồng cây thuốc nam và bài thuốc đông y tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Yên Bái” do Liên Minh Châu Âu EU tổ chức tại Yên Bái. Năm 2021 chị cùng 6 thành viên khác thành lập Hợp Tác Xã Tuyết Nhi và đầu tư nhà xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất bài bản theo Hệ thống Quản lý chất lượng HACCP.

 Hiện sản phẩm đã được bày bán ở nhiều tỉnh trên cả nước, khách hàng có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc đông y hoặc mua trực tiếp tại website và fanpage  Hợp tác xã. Sản phẩm còn là nguyên liệu chính được cung cấp cho các đối tác để điều chế các loại thực phẩm chức năng và thuốc khác.

Với mục tiêu nâng cao giá trị của cây xạ đen, tạo thu nhập ổn định cho người dân trong xã, huyện góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương, HTX sẽ tiếp tục mở rộng diện tích liên kết trồng, chú trọng xây dựng thương hiệu, bao bì sản phẩm giúp sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường và đưa sản phẩm trở thành sản phẩm OCOP của tỉnh Hoà Bình.