Cây xạ đen trong những năm trở lại đây được đánh giá là loại dược liệu quý bởi có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về ung thư. Vậy cây xạ đen là loại cây gì, có tác dụng như thế nào? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cây xa đen là tên tiếng Việt chỉ một số loại cây khác nhau, thậm chí khác họ. Trong đó nổi bật và phổ biến nhất là hai loại cây xạ đen sau đây:
Bài viết này chúng ta sẽ viết về cây xạ đen Hòa Bình, gọi tắt là Xạ đen, tức là cây Ehretia asperula Zoll. et Mor.
Cây xạ đen phân bố nhiều ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, ở các vùng núi có độ cao từ 1.000 – 1.500 m. Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế và một số vườn quốc gia lớn như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì. Cây thích hợp với khí hậu vùng núi cao, chịu được khô hạn, ưa sáng, phù hợp với đất đỏ, đất thịt, đất tơi xốp có độ ẩm thích hợp.
Cây xạ đen thuộc cây thân gỗ, dạng leo thành từng búi, thân cây dài trung bình khoảng từ 4 – 15m. Cành xạ đen có dạng hình tròn, lúc còn non có màu xám nhạt, khi già chuyển dần sang màu nâu, có lông phát triển bao quanh.
Lá có phiến lá hình bầu dục xoay ngược, cuống lá dài khoảng từ 0,6cm, mặt lá thường có 7 cặp gân phụ, bề mặt lá không có lông, ngoài bìa có răng cưa thấp.
Hoa thường mọc thành chùm, thường ra ở ngọn hay các nách lá, mỗi chùm có từ 5 – 6 bông. Hoa nở từ tháng 3 đến tháng 5, ra quả từ tháng 8 – 12.
Hoa xạ đen có màu trắng sữa, cuống hoa dài khoảng 0,3 – 0,5cm, hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang có hình trứng khoảng 11 – 13cm, khi già quả nổ tách thành 3 mảnh, bên trong có chứa hạt màu hồng.
Cây xạ đen là một dược liệu có tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh như: ung thư giai đoạn đầu, bệnh về gan ( xơ gan – viêm gan A, B, C, D, men gan tăng cao, ổn định huyết áp… Tuy nhiên, mặc dù chỉ có một loại xạ đen song các cây họ xạ có tất cả 5 loại bao gồm: cây xạ đen, cây xạ vàng, cây xạ đỏ, cây xạ trắng, cây xạ lai … Trong đó, phổ biến nhất là cây xạ đen và cây xạ vàng do đó cần phải được phân biệt các loại này để tránh nhầm lẫn, bạn cần chú ý những đặc điểm sau:
Cây xạ đen: Khi tươi lá xạ đen dầy, có màu xanh đậm và có sắc tím, thân có màu sẫm. Khi phơi khô có mùi thơm, trên thân vân gỗ có nhựa chảy ra màu đen. Trong quá sử dụng khi sắc nước có vị ngọt, màu nâu đậm.
Cây xạ vàng: Khi tươi, thân có màu xanh, lá màu vàng thường mỏng, lá không có răng cưa và không có sắc tím. Khi phơi khô, cây giòn và dễ vụn nát, thân rỗng, có màu trắng và nhạt, không có mùi vị. Khi sắc nước cây xạ vàng có màu nhạt, khi uống có mùi ngai ngái.
Cây xạ vàng có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, điều hòa đường huyết, tăng cường sức đề kháng, giảm đau các khớp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan virus A, B, C, D, xơ gan, men gan tăng cao, mụn nhọt.
Đối với các cây xạ trắng, cây xạ đỏ, cây xạ lại: đây là những loại cây không phổ biến nhiều tại các khu rừng ở Việt Nam, chính vì vậy các thông tin về đặc điểm thực vật của các loại xạ này chưa có thông tin khoa học nào.
Cây xạ đen được nhắc tới trong bài viết này đã được nghiên cứu tại Việt Nam qua các đề tài nghiên cứu của trường đại học y dược chứng minh trong cây có nhiều thành phần khác nhau và có công dụng phong phú cả trong Đông y và Tây y.
Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây xạ đen đều được làm thuốc.
Về thành phần hóa học, đã xác định được trong cành và lá bốn loài E. acuminata R. Br., E. longiflora Champ. ex Benth., E. tsangii Johnst. và E. asperula Zoll. et Mor. đều có flavonoid; tanin; acid amin; đường khử. Riêng sterol có ở lá E. acuminata R. Br. và thân E. longiflora Champ. ex Benth., saponin chỉ có ở lá E. acuminata R. Br. Từ vỏ thân E. longiflora Champ. ex Benth. đã phân lập được 8 hợp chất, trong đó có 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Ehretia P. Br. là ergosterol peroxide, menisdaurin, (+)-lyoniresinol và (+)-lyoniresinol 3a-O-b-D-glucopyranosid) và 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ loài E. longiflora Champ. ex Benth. là b-sitosterol, acid ursolic, daucosterol và acid rosmarinic.
Lần đầu tiên xác định acid rosmarinic (EL8) có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan Hep-G2 in vitro với IC50 là 0,5 μg/ml.
Trong Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị: ung thư giai đoạn đầu, viêm gan virus, mát gan mật, điều hòa đường huyết, giúp cơ thể loại trừ độc tố, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch, an thần, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, còn có tác dụng chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, bệnh lậu.
Ung thư là một trong những bệnh gây ra bởi sự tăng trưởng và phân chia mất kiểm soát của các tế bào bất thường trong cơ thể. Khi một đột biến xảy ra ở một gen khiến không thể thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể, gây ra ung thư.
Mặc dù hiện nay, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư nhưng các yếu tố sau được coi nguyên nhân gây ra ung thư bao gồm: gen di truyền, lối không không khoa học như lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Thừa cân, béo phì, môi trường ô nhiễm, sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, chứa nhiều chất hóa học.
Xâm nhập của virus, vi khuẩn như: Helicobacter pylori: Vi khuẩn gây viêm dạ dày; HBV, HCV: Virus gây viêm gan; HPV: Virus Papilloma gây ung thư cổ tử cung, buồng trứng. EBV: Virus Epstein-Barr, virus herpes gây ung thư vòm họng, ung thư hạch.
Bên cạnh các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa, xạ trị đối với từng loại ung thư. Việc sử dụng cây xạ đen nhằm hỗ trợ điều trị ung thư ở giai đoạn đầu, có thể mang lại những hiệu quả tích cực trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bởi trong cây xạ đen có hoạt chất flavonoid giúp chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Saponin Triterpenoid là một chất kháng tế bào ung thư, hỗ trợ ngăn chặn khối u hiệu quả trong đó có các loại ung thư như: ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư buồng trứng, ung thư thực quản.
Tuy nhiên, việc sử dụng cây xạ đen trong việc hỗ trợ điều trị ung thư cần có sự tư vấn của các bác sĩ điều trị. Nếu sử dụng chỉ nên dùng ở giai đoạn đầu khi khối u chưa phát triển, di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khi khối u phát triển người bệnh cần tuân thủ các phương pháp điều trị bằng y học hiện đại để tránh mất thời gian vàng trong điều trị.
Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol…
Khi máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức bình thường cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trong đối với sức khỏe như: viêm tụy, tiểu đường, bệnh gan, tim mạch, đột quỵ, đau và tê chân, làm giảm trí nhớ và suy tư, thậm trí biến chứng của bệnh còn có thể gây tử vong.
Gan là một trong những cơ quan quan trọng bên trong cơ thể, có vai trò quan trọng trọng tiêu hóa thức ăn, hấp thu dưỡng chất, giữ năng lượng và loại bỏ độc tố. Bệnh gan nhiễm mỡ xay ra khi chất béo tích tụ nhiều trong gan, gây tổn thương gan.
Dựa theo khối lượng mỡ có trong gan, chia bệnh gan nhiễm mỡ thành chia 3 cấp độ: gan nhiễm mỡ độ 1, gan nhiễm mỡ độ 2 và gan nhiễm mỡ độ 3. Gan nhiễm mỡ độ 1 xảy ra khi khối lượng mỡ trong gan chiếm từ 5 -10%. Gan nhiễm mỡ độ 2 xảy ra khi lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 – 25%. Gan nhiễm mỡ độ 3 là bệnh xảy ra khi lượng mỡ trong gan vượt quá 30% và là nặng và nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc sử dụng xạ đen uống nước hàng ngày có tác dụng giảm tình trạng mỡ thừa trong máu và gan, giảm những biến chứng của bệnh gây ra.
Bệnh viêm gan virus là bệnh viêm gan do virus gây ra, gồm 5 loại chính là virus viêm gan A, B, C, D và E. Viêm gan do virus có thể gây ra các bệnh lý viêm gan cấp tính và mạn tính. Virus viêm gan được lây truyền thông qua việc tiếp xúc với máu hoặc chất dịch trên cơ thể người bị bệnh, bệnh dễ gây nguy cơ tử vong cao do xơ gan và ung thư gan nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, trong cây xạ đen có hoạt chất Flavonoid có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, làm giảm các triệu chứng của bệnh như: vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, sụt cân, nước tiểu có màu vàng sẫm, ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn…và các biến chứng dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
Bệnh tăng huyết áp, còn gọi là cao huyết áp hoặc tăng xông, là bệnh lý xảy ra khi huyết áp của một người liên tục duy trì ở mức cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, tùy thuộc vào người bệnh mắc tăng huyết áp nguyên phát (primary) hay tăng huyết áp thứ phát (secondary).
Người bị cao huyết áp thường có các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt… Bên cạnh đó, có những bệnh nhân có các triệu chứng dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng…
Hoạt chất trong cây xạ đen có tác dụng làm ổn định huyết áp, hạ huyết áp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận …
Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não do tế bào não làm việc quá tải, khiến thần kinh bị suy nhược, ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi và phục hồi của cơ thể.
Các biểu hiện thường thấy của người suy nhược thần kinh đó là mất ngủ, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, lo âu, dễ cáu gắt, hồi hộp, tim đập nhanh, táo bón… Suy nhược thần kinh nếu để lâu ngày, không được chữa trị sẽ dẫn tới tổn thương nặng nề cho hệ thần kinh, dẫn đến rối loạn chức năng và giảm sức đề kháng của cơ thể… có thể dẫn đến các căn bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, các bệnh về tim mạch hay ung thư…
Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc sử dụng cây xạ đen có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn máu não, điều trị các triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Ngoài những công dụng trên, cây xạ đen còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như: chữa bệnh mụn nhọt, lở ngứa, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm đau, tăng sức đề kháng cơ thể, chữa các bệnh phụ khoa.